Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh



Version date:Dec/10/2023

(Version Feb/04/2023)Tìm tên người quen trong danh sách Phả Hệ
Họ Bùi
Họ Lương
Họ Mai Họ Mai (bổ túc-Thủ bút của cố Mai Xuân Trúc)
Họ Ngô


Họ Nguyễn
Họ Trịnh
Họ Vũ -Liên hệ với họ Ngô-Trung Thành)
Họ Phan -Liên hệ với họ Ngô-Trung Thành)

-->

Họ Phan(In progress)



Họ Vũ(In progress)




Trang Chính Gia Phả
E-mail to Ngô Ngọc Nguyện

__________________________________


Sử-liệu liên quan đến Giáo Phận và giáo dân Bùi Chu


1. Các Vua Nhà Nguyễn và Công Giáo - LM Bùi Đức Sinh

2. Lịch Sử Ðịa Phận Bùi Chu - LM Trần Đức Huynh

3. Lược sử xứ Trung Thành từ khi nhận ánh sáng phúc âm. - Ông Bùi Ngọc Riềm

4.Tử Đạo Của Ba Binh Sĩ Địa Phận Bùi Chu - LM Vũ Đình Trác

5. Danh sách Các Vị Tử Vì Đạo xứ Trung Thành - Ông Bùi Ngọc Riềm


__________________________________


Khảo Luận Về Việc Viết Phả Hệ Liên Tộc

1. Tham Khảo Về Việc Làm Cuốn Gia Phả - Ông Vũ Ngọc Hải

2. Phả Hệ Liên Tộc Online - Ngô Ngọc Nguyện

3. Những luận cứ Tin Cậy để chắp nối về họ Ngô ở Trung Thành với họ Ngô ở Nam-Điền- Khảo cứu của ông Ngô Đức ThịnhĐiền

4. Gia phả ở làng Trung Thành - Bút tích của ông Tổng Mão

5. Bài ca vè họ Ngô - Cụ Ngô Ngọc Cầu

6. Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc - Ngô Ngọc Nguyện

7. Những Cảnh Tang Thương Của Cuộc Tỵ Nạn Cộng Sản VN Năm 1954 - Ông Bà Trùm Rĩnh

8. Thương Nhớ Cụ Phan Văn Uy - do cháu Vũ Ngọc Hải ghi lại

9. Ly Tan Đầy Nước Mắt - Tái Ngộ Đầy Thương Tâm

__________________________________

Bút Tích Của Cụ Phan Văn Uy (Ngành bà bá Vũ)

1. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng - do Cụ Phan Văn Uy

2. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng II - do Cụ Phan Văn Uy

3. Ất Dậu Xuân Cảm Khái - trang 1

4. Ất Dậu Xuân Cảm Khái trang 2

5. Thâm Thù Nô Cộng Mãi Quốc


__________________________________

Các Tài Liệu Nghiên cứu



VietnamNews Banner


Phả Hệ Liên Tộc version Dec/21/2023

Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh

NO2_3:Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh

Xem biểu đồ họ: NGO

Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh (Ông tổng Thanh); (27/02/1705 Ất Dậu-tt 20/2/1777 Đinh Dậu-thọ 72 tuổi); Bà tổ Maria Mai thị Thanh (20/6/1706 Bính Tuất - tt 10/7/1780 Canh Tý thọ 74 tuổi).

Quần thể mộ ông thủy tổ họ Ngô tại Trung Thành

Câu đối 7 chữ:

Tử Hiếu Tôn Hiền Vạn Đại Sương

Tổ Công Tông Đức Thiên Niên Vượng

Tri Đức Tín Tiên Tòng Đạo Giáo xứ Trung-Thành Ngô Thủy Tổ

Hữu Huân Lao Mông Thưởng Đồng Tổng Tri Kiên Lao Hậu Lê Triều


Ông Ngô Đức Thịnh cho biết là câu đối do ông Đôn là người trong làng tặng có nghĩa như sau:

Có Con hiếu, có cháu hiền thì muôn đời phát triển<\p>

Tổ có CÔNG, dòng họ ĐỨC độ thì thịnh vượng muôn đời"

Còn câu đối sau do ông Thịnh là người trước tác với ý nghĩa:

Ông bà tổ là người đầu tiên theo đạo giáo ở xứ Trung Thành và là thủy tổ họ Ngô ta

Cụ tổ có công lao được vua thưởng chức đồng tổng tri tổng Kiên Lao triều đại Hậu-Lệ

Giải thích thêm của ông Thịnh là ông bà thủy tổ họ Ngô khi theo đạo thì Trung Thành là họ giáo lẻ thuộc giáo xứ Thức-hóa, vì vậy khi chết, mộ cụ tổ được chôn về hướng giáo xứ Thức-hóa.

Phả Hệ của Ô/B:


Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh


Khởi đầu từ ông tổ cho tới chi nhánh theo thứ tự sau đây:


Đời thứ: 0 - Ông tổ tên là Ô. thủy tổ Đaminh Ngô Công-Thanh


Có các con sau đây:

  • NO2_3_1:Ô. Ngô viết Trược; (Trạc) (Ông Trạc - được cụ Thanh cho về ở Kiên Lao, nhưng đến đời cháu là cụ Ruệ thì hồi cư về lại Kiên Trung .)
      • NO2_3_1_1: Ô. Ngô văn Chiểu;
      • NO2_3_6_a: Ông Ngô viết Điện (tiếp) Trong lăng tổ Điện được xây theo kiểu cổ, trên tán trương được con cháu ghi ba chữ :"ĐỨC THÀNH NGỌC" hai vế câu đối hai bên như sau:


        "CƯƠNG THƯỜNG TRỤ LẬP TRUNG THIÊN ĐỊA"


        HIẾU NGHĨA BIA BẢO ĐÁN CỔ KIM"


        có nghĩa nếp sống của ngài có hiếu nghĩa giữ đạo cương thường.


        Đến năm 2010 các hậu duệ ngài đã trùng tu lăng mộ ngài khang trang theo thời mới nhưng vẫn giữ lại chi ghi vào lăng mới ba chữ đại tự và hai vế câu đối nhằm giáo dục các thế hệ đời sau.

  • NO2_3_2:Ô Ngô viết Thắng; (Cụ Thắng là con thứ hai tổ Thanh ngài là một trong 30 danh nhân tiền bối của xã Kiên Trung đã có công cùng đoàn đại biểu ấp Kiên Trung vào kinh đô Huế xin tách ấp Kiên Trung ra khỏi xã Kiên Lao thành lập xã Kiên Trung và được dân xã tôn vinh là danh nhân tiền bối và ghi danh vào bia đá ở đền thờ Triệu Việt Vương tại xã Hải Vân (Trung Thành)
      • NO2_3_2_1: Ô Ngô viết Trân; (Tu sĩ); Mộ cụ được chôn phía Đông trong lăng tổ Thanh;
      • NO2_3_2_2: Bà Ngô thị Khoán;
      • NO2_3_2_3: Bà Ngô thị Quỳnh;
      • NO2_3_2_4: Bà Ngô thị Nhuận; (Viết)
      • NO2_3_2_5: Bà Ngô thị Hoán;
  • NO2_3_3:Ô. Ngô viết Cát; (~1700~1750); Con thứ ba của tổ Thanh .
      • NO2_3_3_1: Ô Ngô viết Vinh;
      • NO2_3_3_2: Ô Ngô viết Trang; (Mộ cụ Trang hiện được táng phía đông mộ Tổ Thanh ngang hàng với mộ cụ Trân) Mộ cụ Trang và cụ Trân - hàng thứ nhì sau mộ ông bà tổ Thanh
      • NO2_3_3_3: B. Ngô thị Vinh;
      • NO2_3_3_4: B. Ngô thị Phu;
  • NO2_3_4:Ô. Ngô viết Chiểu;
      • NO2_3_4_1: Ô Ngô viết Ðường;
      • NO2_3_4_2: Ô Ngô văn Thức;
      • NO2_3_4_3: Ô Ngô - Xe; (Xa)
      • NO2_3_4_4: Ô Ngô - Hiếu;
      • NO2_3_4_5: B. Ngô thị Rô;
      • NO2_3_4_6: B. Ngô thị Ban;
      • NO2_3_4_7: B. Ngô thị Tam;
  • NO2_3_5:Ô. Ngô viết Quỹ;
      • NO2_3_5_1: Ô Ngô viết Hào; (Trong cuốn của ông Thịnh ghi là Hào)
      • NO2_3_5_2: Ô Ngô viết Quỳnh;
  • NO2_3_6:Ô. Ngô viết Ðiện;

    Ghi chú:Không rõ năm sinh và năm qua đời của ông Ðiện. Năm sinh của ông cố Điện có thể phỏng đoán qua hai chi tiết sau,
    (1) chi tiết thứ nhất là ông tổ tổng Thanh tạ thế năm 1777 thọ được 72 tuổi.
    (2)Chi tiết thứ hai theo tài liệu "Các vị tử đạo làng Trung Thành", ông cố Châu là con cả của ông cố Điện tử vì đạo năm 1862 lúc 62 tuổi như vậy ông cố Châu sinh năm 1800. Từ năm 1777 tới lúc ông cố Châu ra đời năm 1800 là 23 năm lúc đó ông cố Điện ít nhất cũng ngoài 40 tuổi rồi. Người soạn phả-hệ này(Ngô Ngọc Nguyện) có một nghi vấn là ông cố Châu không phải là người con đầu như đã được ghi trong các cuốn gia phả khác, nhưng trước đó có các người con gái khác như sơ Maria Ngô thị Hựu hoặc một số người sinh ra trước ông cố Châu nhưng quá vãng sớm, hoặc giải thích hữu lý là như theo như phong tục ngày xưa "trọng nam khinh nữ", con gái đi lấy chồng thị bị mất họ nên không được xếp thứ hạng trong gia tộc. Nhưng để tôn trọng các nguồn phả-liệu, phả hệ của ông cố Châu được sắp xếp theo như các nguồn có được.

    Lăng cụ tổ Ngô Công Điện tại Nghĩa trang xứ Trung-Thành - tại lăng mộ này có hai cụ tổ, con gái đi tu là sơ Hựu và mộ ông Quế cùng hai hiền-thê của ông Quế.


    Ghi chú của ông Ngô Đức Thịnh:
    Cụ Ngô Viết Điện là con thứ sáu tổ Thanh, cụ là người có công cùng đoàn đại biểu ấp Kiên Trung vào kinh đô Huế xin lập xã Kiên Trung được dân xã tôn vinh là danh nhân tiền bối, ghi danh vào bia đá lưu truyền ở đền thờ Triệu Việt Vương. Cụ Điện đã có công trong việc gây-dựng làng xã và cũng là người rất đạo đức, sống hiếu thảo, giữ đạo tam-cương, ngũ thường của nho học. Họ tộc thường gọi cụ là cố Điện song các bút tích còn lại cụ không có con trai đi tu làm linh mục mà chỉ có con gái là bà Ngô thị Hựu đi tu làm bà sơ trọn đời khi bà mất được an táng bên cạnh mộ bố mẹ. Vì sao ngài đông con trai mà không có ai đi tu mà chỉ có cô con gái út đi ở nhà dòng. Có thể suy đoán khi tổ Thanh theo đạo Công Giáo thì các con trai ngài đã lập gia đình rồi và có thể theo đạo sau này. Rồi theo sở nguyện của tổ Thanh (cha đẻ) cụ đã cho con gái út đi tu và cho con cháu theo đạo Gia-tô. Vì vậy bia mộ ngài không có thánh-hiệu."

      • NO2_3_6_1: Ô. Ngô Viết Châu; (1800-1862) (Ông cố Châu và con rể là Lương viết Quỳnh tử vì đạo.Theo bản ghi chú về các Vị TỬ ÐẠO làng Trung Thành, thì ông Châu chết năm 1862 thọ 62 tuổi- căn cứ vào tài liệu này mà minh xác ông cố Châu sinh năm 1800.- Xem "Các vị Tử Ðạo làng Trung Thành do ông Bùi Ngọc Riềm khảo cứu. ");
      • NO2_3_6_2: Ô. Ngô viết Quế;(mộ cụ Quế và hai hiền thê được an táng trong quần-thể cụ cố Điện)
      • NO2_3_6_3: Sơ Maria Ngô thị-Hựu; (Mộ bà sơ Hựu nằm bên cạnh mộ cụ tổ Điện);
      • NO2_3_6_4: Ô. Ngô viết Nhụ;(còn có tên là Nhuệ);
      • NO2_3_6_5: Ô. Ngô viết Trụ;
      • NO2_3_6_6: Ô. Ngô Viết Bảy; (còn gọi là ông trương Bảy; theo như lời ông Ngô Đức Thịnh là chắt của ông tổng Mão và còn giữ được nhiều tài liệu gia phả bằng chữ Hán, thì ông trương Bảy có hai đời vợ, bà trương Bảy trước có được hai ông là ông Nhất và ông tổng Mão; mộ bà trương Bảy chôn trong khu mộ ông tổ Điện là bố ông Bảy, ông trương Bảy tục huyền và sanh ra được thêm tám người nữa. Sau bao nhiêu thăng trầm của giáo xứ Trung Thành, và qua bao lần xây dựng và sửa sang nhà thờ nhưng mộ của ông bà Bảy(sau) an táng tại cuối nhà thờ giáo xứ Trung Thành, theo như truyền miệng thì ông trương Bảy bị sát hại do một ông thông-gia với ông bà Bảy, sau tìm được xác mang về chôn tại cuối nhà thờ xứ Trung Thành. Theo như bản của ông Ngô Đức Thịnh thì có 2 họ được ghi nhận thêm là con cháu của ông cố Điện là cụ Riệmcụ Năm - Xem chú thích nơi trang các cụ này)
      • NO2_3_6_7: B. Ngô thị Hạt;( tức bà Khán Phu)

    HOME | Contents | Bùi | Lương | Mai | Nguyễn | Ngô | Trịnh
    Kỷ niêm năm 2000 - Ngô Ngọc-Nguyện