Gia Phả OnLine




Họ Bùi
Họ Lương
Họ Mai Họ Mai (bổ túc-Thủ bút của cố Mai Xuân Trúc)
Họ Ngô


Họ Nguyễn
Họ Trịnh
Họ Vũ




Trang Chính Gia Phả
E-mail to Ngô Ngọc Nguyện

__________________________________


Sử-liệu liên quan đến Giáo Phận và giáo dân Bùi Chu


1. Các Vua Nhà Nguyễn và Công Giáo - LM Bùi Đức Sinh

2. Lịch Sử Ðịa Phận Bùi Chu - LM Trần Đức Huynh

3. Lược sử xứ Trung Thành từ khi nhận ánh sáng phúc âm. - Ông Bùi Ngọc Riềm

4.Tử Đạo Của Ba Binh Sĩ Địa Phận Bùi Chu - LM Vũ Đình Trác

5. Danh sách Các Vị Tử Vì Đạo xứ Trung Thành - Ông Bùi Ngọc Riềm


__________________________________


Tham Khảo Về Phả Hệ Liên Tộc


1. Tham Khảo Về Việc Làm Cuốn Gia Phả - Ông Vũ Ngọc Hải


2. Phả Hệ Liên Tộc Online - Ngô Ngọc Nguyện


3.Bài ca vè họ Ngô - Cụ Ngô Ngọc Cầu


4.Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc - Ngô Ngọc Nguyện


5.Thương Nhớ Cụ Phan Văn Uy - do cháu Vũ Ngọc Hải ghi lại


Các Bút Tích Của Cụ Phan Văn Uy (Ngành bà bá Vũ)


1. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng - do Cụ Phan Văn Uy


2. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng II - do Cụ Phan Văn Uy


3. Ất Dậu Xuân Cảm Khái - trang 1


4. Ất Dậu Xuân Cảm Khái trang 2


5. Thâm Thù Nô Cộng Mãi Quốc


Các Tài Liệu Nghiên cứu


1. Lịch Sử Ðịa Phận Bùi Chu


VietnamNews Banner


NO2_2_6_6_6_2_1_7:Ông Vũ Ngọc Hải
  • Con của : Ông bà Lý San

  • Lời Giới Thiệu: Ông Vũ Ngọc Hải là con ông bà lý San, cháu ngoại bà bá Vũ họ Ngô. Cám ơn ông Hải đã gửi cho bài viết này, qua bài tham khảo rất có ý nghĩa này, để biết các cách xếp đặt thứ tự lớp-lang và khoa-học và sự liên đới thứ tự các đời con cháu như thế nào;

    Chúng tôi cũng rất cố gắng để làm thế nào cho người xem cuốn gia phả này biết được sự liên hệ họ hàng như thế nào, sau nữa cảm thấy thích thú khi đọc lại các câu chuyện kể về các vị tiền bối, và được nhìn lại các hình ảnh và nhất là ghi chú được các ngày tạ-thế của các vị sinh thành ra mình để thêm lời cầu nguyện cho các ngài.

    Thân gởi Anh Nguyện,

    Hai hôm nay, cố mò mẫm tìm đọc trong quyển gia phả anh gởi, do ông Cố Trúc làm từ hồi tôi còn ở VN. Tôi đã coi nhiếu quyển GP, song phải nhận là quyển do Ông Cố Trúc làm ra là đặc sắc hơn cả. Hồi đó, ông cũng hay xuống nhà tôi, vì kể ra mẹ tôi là người lớn tuổi nhất, lại nhớ rất nhiều về họ hàng, nên Ông Cố Trúc hay đến để hỏi han nhiều việc. Ngoài ra tôi cũng hay gặp ông ở dưới Giáo xứ Tân Phú, nơi Cha quan thày tôi - Linh Mục Vũ nguyên Thiều - làm chánh xứ, vì Mẹ của Cha cũng là người họ Ngô ở Trung Thành. Ông có kể với tôi là ông đã mất cả mấy năm trời, phải đi đủ mọi nơi có người họ hàng thân tộc để viết quyển gia phả này. Chính quyển gia phả này cũng được Cậu chúng tôi là Cụ Phan văn Uy, Phan quý Chức...mô phỏng hình biểu đồ tham khảo... Hồi năm 1992, khi định cư tại Hoa Kỳ, tôi có mang theo quyển này, song tôi đã trao lại cho Cha Cần để ngài tham khảo trong việc truy cập họ hàng...

    Cám ơn Anh đã gởi cho tôi quyển này qua hình thức " on line ". Thật là tiện dụng khi có việc. Tôi cũng đang cố gắng tập cho quen việc đọc sách trên computer như thế này...

    Gởi cho anh bài tôi vừa sưu tập về họ hàng và gia phả. Có lẽ gia phả sau này mình cần thêm càng nhiều chi tiết càng tôt, vì như vậy sẽ giúp ích nhiều hơn cho các thế hệ sau khi đọc một quyển gia phả. Cón nếu chỉ liệt kê tên tuổi...thì chỉ khi tra cứu mới dùng tới. Thân chúc anh chị và gia đình luôn an mạnh...

    Vũ ngọc Hải.

    BÀI THAM KHẢO

    I Vấn Đề Thân Thuộc

    Tuy rằng cuộc sống của chúng ta ngày nay, nhất là khi sinh sống tại các xã hội Tây phương, đã thay đổi rất nhiều, không còn duy trì một lối sống có tính cách đại gia đình như ngày trước, song người Việt mình nói chung, vẫn còn duy trì các mối liên hệ giữa họ hàng thân tộc một cách chặt chẽ, đậm mầu sắc " một giọt máu đào hơn ao nước lã ". Đại để, quan hệ thân thuộc của người Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa. Nhất là kể từ khi Tướng Nhà Hán là Mã Viện xâm lăng nước ta vào năm 40 Tây lịch, cải tổ toàn diện xã hôi Việt theo y như cách thức ở bên Tầu. Từ đó, nền tảng gia đình của nước ta rập theo khuôn mẫu Trung Hoa, mang ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo với nguyên tắc trọng nam và có khuynh hướng đại gia đình. Tuy nhiên do luôn ý thức được một tinh thần độc lập, người Việt cũng đã tạo riêng cho mình một định chế đại gia đình với nhiều sắc thái dân tộc Việt Nam, nhất là vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Trong cách thức nhìn nhận họ hàng thân thuộc, có thể kể tới các mối liên hệ sau đây :

    Gia đình :

    Gia đình được coi là đơn vị nền tảng của xã hội. Trong xã hội xa xưa, không đặt trách nhiêm cá nhân, mà trên nến tảng gia đình hay đại gia đình. Đơn giản nhất, một gia đình có vợ chồng, các con - thường là chưa tới tuổi trưởng thành - sống chung dưới một mái nhà. Tuy nhiên cũng có gia đình có cả bố mẹ, ông bà chung sống. Trong dân gian còn có những trường hợp được coi là đại phúc đức khi có 5 đời ở chung một mái nhà " Ngũ Đại Đồng Đường ", thể theo cách tính họ qua 9 đời, có bổn phận và nghĩa vụ họ hàng 5 đời. Trong luật Hồng Đức năm 1497, có quy định cách để tang khi tôn thuộc qua đời đủ 5 đời ( Bản Tông Cửu Tộc Ngũ Phục Chi Đồ & Ngũ Phục Tổng Đồ ). Từ những mối liên hệ trong gia đình : Ông Bà, Cha mẹ, con cái...người ta phân biệt các thân thuộc, tùy theo cách nhìn nhận họ từ phía nhân thuộc nào trong gia đình.

    Thân Thuộc Họ Nội ( Nội Thân )

    Họ nội bao gồm các thân thuộc bên họ của người cha. Mỗi thế hệ được kể là một đời. Ví dụ, đời của cha bao gồm các anh chị em của cha, gọi là cô, bác hay chú... Các thân thuộc cùng một đời với nhau thì gọi là bằng vai hay ngang vai, ngang hàng. Trong các gia tộc quý phái hoặc có đông con nhiều cái, để dẽ dàng phân biệt vai trật, người ta đặt ra các tên, ghép thành một bài thơ cho dễ nhớ, để đặt tên - thường là tên lót (đệm) cho từng thế hệ sau. Nghe đọc tên lập tức biết ngay là đời nào. Nổi tiếng nhất là Vua Minh Mạng và bài thơ đế truyền để các con, cháu sau này dùng làm tên đệm :

    Miên - Hồng - Ưng - Bửu - Vĩnh

    Bảo - Quý - Định - Long - Trường

    Hiền - Năng - Kham - Kế - Thuận

    Thế - Thúy - Quốc -Gia -Xương.

    ( Vua Thiệu Trị có tên đệm là Miên; Vua Tự Đức là Hồng...) Cách tính này tuy đơn giản và dễ nhận vai vế trong họ hàng, nhưng không biểu lộ được mối qua hệ xa gần. Ví dụ cha con hay chú cháu cũng chỉ cách nhau có một đời.

    Ngày xưa, vì có sự trong nam khinh nữ - nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô - nên thường có phấn biệt hai họ nội ngoại. Do đó mới có những câu tục ngữ :

    Con cô con cậu thì xa,

    Con chú con bác thật lá anh em...

    Hoặc,

    Cậu chết, mợ ra người dưng,

    Chú tôi có chết, thím đừng lấy ai...

    Thân Thuộc Họ Ngoại ( Ngoại Thích )

    Họ Ngoại là họ bên mẹ, bên bà, bà Cụ, bà Kỵ về phía mẹ. Có sự phân biệt nội ngoại ngay ở cách xưng hô tỉ như em của cha thì xưng là chú hay cô ( có nơi xưng là o ), còn nếu là bên mẹ thì xưng cậu dì. Tuy nhiên sự xưng hô không đồng nhất giữa các địa phương, tùy theo người ta muốn đặt nặng sự phân biệt trưởng ấu hay nội ngoại. Tại miền Trung chẳng hạn, các anh hay em của mẹ đều gọi là cậu; chỉ có anh của cha mới kêu bằng bác. Ngoài ra, khi các thân thuộc phái nữ bên nội như chị em của cha khi lập gia đình thì con cháu của họ được coi là con cháu họ ngoại để phân biệt con cháu của anh em trai gọi là con cháu họ nội. Song khi truy cập dòng họ lại về phía cha ( bên nội ).

    Ngày nay, sự phân biệt nội ngoại hầu như không còn ảnh hưởng nhiều trong mối tương quan họ hàng, và đơn giản chỉ là họ hàng bên cha bên mẹ, chẳng còn ai phân chia bên trọng bên khinh nữa, mà họ cha họ mẹ đều như nhau cả, đôi khi tình cảm mẹ con, bà ngoại với cháu còn đậm đà hơn cả bên nội nữa.

    Thân Thuộc Bên Vợ

    Ngoài hai họ bên cha và mẹ, còn có một liên hệ họ hàng qua người phối ngẩu của mình nữa, gọi nôm na là họ hàng bên vợ. Theo quan niệm " con dâu rể khách " của người Việt xưa, một người đàn bà đi lấy chồng, được coi là con cái trong nhà chồng. Do đó, có những nghề nghiệp " gia truyền " chỉ truyền dậy cho con dâu chớ không truyền cho con gái. Ngày nay, do ảnh hưởng của quan niệm dân luật Tây phương, người ta thường gọi chung là " nhân thuộc " ( in-law ), tức là họ hàng do hôn nhân ( luật định ) mà có.

    Dù cổ luật không quy định khắt khe mối liên hệ này, nhưng theo truyến thống " vợ chồng tứ thân phụ mẫu ", người con rể tuy mang danh " khách " mà không hề coi nhẹ các mối liên hệ họ hàng bên vợ bao giờ, từ việc tôn trọng tôn thuộc đến chăm lo chu toàn bổn phận với anh chị em. Điều này thiết tưởng được minh chứng khá rõ ràng trong cuộc sống thường nhật của mọi nhà.

    Dù là thân thuộc bên họ nội hay ngoại, thì cách tính họ của người mình theo y như cách của người Trung Hoa - gọi là các thân thuộc theo hệ thống cửu tộc, nói khác đi, là tính họ hàng theo chín đời. Nếu lấy từ chính mình ( tự kỷ thân ), thì tính lên 4 đời trước, hay là những Tôn Thuộc ( bậc trên ) :

    1) Kỵ ( Cao tổ phụ mẫu )

    2) Cụ ( Tằng tổ phụ mẫu )

    3) Ông Bà ( Tổ phụ mẫu )

    4) Cha mẹ ( Phụ mẫu )

    5) Từ mình tính xuống 4 đời - gọi là hàng con cháu, hay ty thuộc.

    6) Con ( Tử )

    7) Cháu ( Tôn )

    8) Chắt ( Tằng tôn )

    9) Chút ( Huyền tôn )

    Như vậy, đời của mình ( Ngộ ) gọi là đời thứ 5 - Viết chữ Ngũ thêm bộ Khẩu - ở chính giữ hệ thống cửu tộc, phân chia hai bậc trên dưới - tôn Thuộc / ty thuộc.

    Trên cao tổ, gọi chung là thủy tổ hay tiên tổ ; Dưới huyền tôn, gọi chung là viễn tôn hay nhĩ tôn.

    Trên nguyên tắc, ngoài 5 đời sẽ không còn bổn phận, nghĩa vụ thân thuộc nữa, tỉ như không phải thờ cúng riêng các bậc trên cao tổ nữa, mà chỉ thờ chung các bậc gọi là tiên tổ mà thôi. Người xưa thường nói tới câu Ngũ Đại Mai Thần Chủ, nghĩa là sau 5 đời, sẽ thỉnh bài vị ( thần chủ ) đời trên cao tổ để mai táng - không để bài vị riêng trên bàn thờ tổ tiên nữa. Trong cổ luật cũng quy định tỉ mỉ việc tang chế đủ 5 đời. Tuy nhiên trong thực tế, dù quá 5 đời, người dân ta vẫn thường có thói quen thăm hỏi nhau để tỏ tình liên đới khi vui cũng như lúc buồn.

    Ngưòi ta cũng thường phân biệt thân thuộc theo Trực Hệ là những thân thuộc do huyết thống mà có như cha con, cháu với ông nội... và các thân thuộc Bàng Hệ - có thể là đống tông cùng đội một họ và cùng thờ chung một ông tổ - cũng có thể là đồng tính, tuy chung một họ, nhưng không chung một ông tổ.

    Nói tóm lại, quan niệm thân thuộc của ngưòi Việt Nam ta, bắt nguồn từ những thời kỳ cổ xưa, trải qua bao thời đại, đã trở thành một định chế tổ chức đại gia đình, tạo thành một xã hội Việt Nam có tôn ty trật tự chặt chẽ. Ngày nay, với điều kiện sinh hoạt trong môi trường mới, nhất là khi sinh sống tại các xã hội Âu Mỹ, ảnh hưởng của lối sống đại gia đình không còn thích hợp. Tuy nhiên dù sống ở đâu, mối liên hệ họ hàng của ngưòi Việt, dù không còn bị luật lệ quy định như ngày xưa, song vẫn luôn giữ được tinh thần tương thân tương ái, kính trên nhường dưới trong tình thân tộc. Nói chung là còn keo sơn gắn bó hơn hầu hết các sắc dân khác.

    II Tộc Phả - Gia Phả ( Phổ )

    Để danh tính dòng họ được lưu truyền qua các thế hệ sau mà không bị gián đoạn, thiếu sót hay quên lãng, người xưa thường có lệ chép thành một quyển tộc phả hay gia phả. Đúng ra, chữ "tộc" có nghĩa rộng hơn chữ "gia", song thường người ta vẫn dùng chung hai chữ gia phả hay tộc phả như nhau. Quyển tộc phả (gia phả) nổi tiếng "Khổng Tử thế gia phổ” được ghi vào cuốn sách kỷ lục Guinness sau khi được công nhận là cuốn gia phả dài nhất thế giới. Theo “Khổng Tử thế gia phổ”, tính đến nay tộc nhân của Khổng Tử đã có hậu duệ đời 82. Kể từ đời nhà Minh, trung bình cứ 30 năm tộc nhân của Khổng Tử tiến hành “tiểu tu” và 60 năm lại “đại tu” một lần. Và từ năm 1999 đến nay hậu duệ của Khổng Tử đã mở một cuộc chỉnh sửa lớn nhất trong lịch sử gia tộc để hoàn tất “Khổng Tử thế gia phổ”.

    Trong quyển gia phả, cách ghi chép tuy không có luật lệ nào quy định, song thường là ghi chép tên các thân thuộc của tất cả các đời có thể biết được. Ghi họ, tên, ngày sinh ngày mất, mộ phần ở đâu, chức tước sự nghiệp nếu có. Với các bậc vị vọng, còn ghi cả tính tình cùng cách xử thế...Chính vì vậy, đôi khi qua các chi tiết ghi trong gia phả mà sau này, người ta biết được nhiều điều liên quan tới những biến cố lịch sử mà đôi khi chính sử thiếu sót hoặc không rõ nghĩa. Thông thường, người trưởng tộc hay người có nhiệm vụ, tùy nghi ghi chép những thay đổi trong dòng họ mình. Cứ khoảng 15 năm thì triệu tập thân tộc tu sửa; Đến 30 năm thì làm lại cho hợp với thế hệ mới theo quan niệm, một đời hay một " thế ( Chữ "thế" được viết bằng 3 chữ "thập" ) là 30 năm .

    Cách chép cũng không bó buộc theo quy định nào, nhưng thường gồm 2 phần. Phần thứ nhất ghi những điều tổng quát trong sinh hoạt của dòng họ tỉ như cách thể hiện sự tưong thân tương ái, những trường hợp bị từ bỏ...Phần thứ hai là phần chính yếu, ghi chép tên tuổi thân tộc của các chi, ngành và thường kèm theo các biểu đồ chỉ dẫn hình tháp nhọn để dễ dàng hình dung cụ thể dòng họ.

    Người phối ngẩu cũng được ghi chép đầy đủ như đã nói ở trên, lại ghi thêm phần xuất xứ gia cảnh. Và, sau cùng là các ghi chú đặc biệt như ai giữ phần hương hỏa, con nuôi, các con cháu hư hỏng bị từ...cũng đều được ghi chép trong gia phả.

    Ông Vũ Ngọc Hải

    Portland, OR 2016