Gia Phả OnLine


IP Address


Họ Bùi
Họ Lương
Họ Mai Họ Mai (bổ túc-Thủ bút của cố Mai Xuân Trúc)
Họ Ngô


Họ Nguyễn
Họ Trịnh
Họ Vũ




Trang Chính Gia Phả
E-mail to Ngô Ngọc Nguyện


1. Đọc bài Tham Khảo của ông Vũ Ngọc Hải bàn về việc làm cuốn Gia-Phả


2. Phả Hệ Liên Tộc Online


3.Bài ca vè họ Ngô


4.Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc là cháu nội


5.Thương Nhớ Cụ Phan Văn Uy - do cháu Vũ Ngọc Hải ghi lại


Các Bút Tích Của Cụ Phan Văn Uy (Ngành bà bá Vũ)


6. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng - do Cụ Phan Văn Uy


7. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng II - do Cụ Phan Văn Uy


8. Ất Dậu Xuân Cảm Khái - trang 1


9. Ất Dậu Xuân Cảm Khái trang 2


10. Thâm Thù Nô Cộng Mãi Quốc

VietnamNews Banner

Phả Hệ Liên Tộc Online.
Ngô Ngọc Nguyện
Kính nhớ tới song thân - suốt đời tận tụy vì con cái

Xuất xứ của cuốn gia phả này:

Các dữ-kiện trong cuốn gia phả này dựa trên hai nguồn, nguồn thứ nhất là bản chính chép tay của ông cố Mai Xuân Trúc, và bản thứ hai là của ông Ngô Đức-Thịnh.

a. "Phả Hệ Liên Tộc" của ông cố Trúc :

Tiễn chân gia đình ông Ngô văn Ban lên đường qua Mỹ(tháng 8 năm 1992), cụ cố Mai Xuân-Trúc có trao cho ông Ban bản thảo viết tay và nhắc là "Các cháu cố gắng làm lại cuốn gia phả này". Ðây là một trong những bản thảo cuối cùng do cụ cố Trúc sửa chữa từ nhiều năm. Nghe nói lại là với một chiếc xe đạp cọc cạch, cố Trúc đã đi từ làng xóm hẻo lánh tới thị thành đông đúc để sưu tìm chi tông họ hàng con cháu trong vòng 5,6 năm trời. Ðây thật là một công trình ít ai có thể làm được, nếu không có cuốn viết tay dày gần 200 trang bao gồm gần ba ngàn nhân-danh, có lẽ chúng tôi không thể thực hiện được. Bức hình dưới đây cho chúng ta thấy công trình của cụ Cố Trúc thật là công phu.

Cám ơn ông cố Trúc đã dành nhiều thì giờ biên soạn rất tỉ mỉ, trong đó ghi nhận tất cả họ hàng liên tộc, không riêng một họ nào mà còn ghi chú thật đầy đủ các chi ngành nội, ngoại.

b. "Gia Phả Họ Ngô" của ông Ngô Đức Thịnh:

Ông Thịnh và ông cố Trúc, có lẽ cũng hy sinh nhiều thì giờ và tiền-bạc để "truy tông vấn tổ", ông cũng đã truy tìm được thêm các chi tộc ở các làng khác. Đây cũng là một công trình hiếm có. Trong cuốn này có một số tài liệu quý giá bằng Hán-tự do ông tổng Mão biên soạn, trong đó có viết lại nguồn gốc các chi tộc.

Cuốn gia phả của ông Thịnh đã bổ túc thêm nhiều ngành còn thiếu không được ghi trong cuốn của ông cố Trúc; vì vậy chúng tôi cố gắng tổng hợp hai cuốn này.

Cuốn của ông cố Trúc ghi tới đời 8x (thập niên 1980) và của ông Thịnh ghi tới đời 9x (thập niên 90), tới hôm nay, còn rất nhiều thiếu sót chưa được ghi nhận, hy vọng qua thông tin internet, xin "thân bằng quyến thuộc" cung cấp thêm các chi tiết liên hệ mà quý ông bà muốn ghi lại cho con cháu sau này.

Phả Hệ Liên Tộc "Online":
Khi được đọc cuốn "Phả Hệ Liên Tộc" của ông cố Trúc, làm tôi phải nghĩ thế nào để "điện toán hóa" (Computerized). Sau khi dùng thử một số nhu liệu(software) về gia phả (Family tree) được bày bán trên thị trường, mỗi nhu liệu có một vài ưu điểm nhưng phần nhiều không đủ tiêu chuẩn mong muốn. Vì vậy tôi phải viết một nhu-liệu riêng ( 'C' source và Java script) để có thể dùng "Web browser" mà các nhu liệu trên thị trường chưa đáp ứng kịp thời. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, sau đây là các điểm chính yếu mà nhu liệu này có:

a. Lợi điểm đầu tiên là có thể dùng "web browser", với "web browser" vì là "online" nên cần có internet là có thể đọc được cuốn "phả hệ online" này qua địa chỉ: Phả Hệ Liên Tộc

b. Kế tiếp với "web browser", có thể chuyển tải tới người đọc những âm thanh, hình ảnh, nói chung là "multimedia" mà các sách vở không thể thực hiện được.

c. Với "Web browser", tìm kiếm hoặc truy cứu(search) về bàng-hệ hay trực-hệ một cách nhanh chóng hơn, qua các "link" sẽ biết ngay được những chi tộc thứ bậc trong họ hàng thân tộc.

d. Với nhu-liệu có sẵn, sự hiệu đính và thêm các chi tiết rất dễ dàng và nhanh chóng. Còn nhiều ưu điểm khác mà chúng tôi không kể ra hết được.

"Vạn sự khởi đầu nan" Tuy phải tốn nhiều thì giờ để thảo-chương nhu-liệu(software) đặc biệt. Mặc dù rất bận rộn với các công việc làm hàng ngày, mỗi buổi tối sau khi cơm nước, và trong lúc các con cái làm bài vở (homework), tôi đã dành nhiều thì giờ, kể cả các ngày cuối tuần(weekend) để thảo chương nhu liệu bắt đầu từ giữa năm 1998, thời gian này, một khó khăn là nên dùng kiểu-chữ (Fonts) tiếng Việt nào để có thể đọc và viết được tiếng Việt bằng máy vi-tính, cũng như không bị trở ngại về bản quyền (copyright) sau này; Hiện nay, có nhiều kiểu-chữ tiếng Việt phổ thông như VNI(2), VISCII, hoặc VIRQ(3) v.v... Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng chỉ có dạng-chữ VISCII được các tác giả cho tự do lưu hành và không phải trả tiền bản quyền. Phát hành lần đầu năm 2000 với các bộ chữ tiếng Việt đơn giản, nhưng đến nay( 2016) với bộ chữ "unicode", không bị ràng buộc về bản quyền.

Việc chính của nhu-liệu là tạo ra html (HyperText Markup Language) "file" có dữ kiện tên họ, nếu ai không có tên đệm thì chỉ ghi tên chính, cũng như liên quan đến bên nội hoặc ngoại, ngoài ra còn ghi chú thêm các chi tiết cần thiết khác. Mỗi một "trang web", phần đầu ghi tên, con của ông/bàsau đó ghi kế tiếp 2 đời con và cháu. Nếu ai có thêm chi tiết về bên ngoại hoặc nội cũng có thể từ "trang" này mà truy lục ra các mối liên hệ, và nhờ vậy ta có thể biết các quan hệ về đàng ngoại hoặc nội một cách dễ dàng.
Vi tính hoá các chi tộc(Computerized):
Một điều khó khăn là làm sao có thể vi tính hoá mỗi người thuộc chi tộc nào ? Có nhiều cách xếp đặt nhưng cách sau đâu là một trong những phương pháp hay nhất để được vi tính hóa. Sau đây là các qui ước:
a.- Mỗi một nhân-danh đều có một ám số (Identification) Chẳng hạn Ngô Ngọc Minh ám số là:


NO2_3_6_6_6_1_4_4_1

Trong bài khảo cứu của ông Vũ Ngọc Hải(1) giải thích giữa trực-hệ và bàng hệ, một cách thức dễ dàng "vi tính hóa"(Computerized) , trong việc xắp xếp các liên hệ trong thân tộc, biểu đồ sau đây dùng thí dụ của hai người để có thể luận đoán ra sự liên hệ gia tộc một cách khoa học.

sau đây là cách thức đặt cho ám số này:
NO2 : NO hai chữ viết tắt cho họ Ngô, NO2 được đặt cho ngành ông Ngô Tĩnh Sơn Công. Có những ngành họ Ngô thuộc chi tộc NO3 chỉ là sự sắp xếp cho thuận tiện và người họ Ngô chi tộc NO3 và NO2 chưa được biết là có liên hệ họ hàng gì hay không.
Số 2 kế tiếp mới là số thứ bậc trong gia đình, kể từ con trưởng có ám-số 1,2,3...ông tổ là ông tổng Thanh là người con thứ hai của ông tổ Công nên có số NO2_3. Ông tổng Thanh có 6 người con và
số 6 kế tiếp là ông Ðiện là con thứ sáu của ông Tổng Thanh, kế tiếp đơì thứ ba là
số 6 đời ông trương Bảy,
số 6 là đời ông cố Chung,
số 1 là đời ông trùm Rĩnh,
số 4 là đời ông Ngô Khắc Hiệt,
số 4 là đời người viết bài này,
và số 1 cuối : là đời Ngô Ngọc Minh.
Mỗi gạch nối (underscore: _) được tính là một đời, như vậy kể từ đời Ngô N. Minh cho tới đời ông tổ theo ngược dòng thời gian thì có tất cả là 8 đời. Nhờ những ám số này, mà chúng ta biết được:
1.- sự liên hệ gia tộc: Chẳng hạn con của ông Ngô Ðức Thạc là Ngô Ðình Thuật có ám số:
NO2_3_6_6_6_1_2_1_6 so với ám số của Minh
NO2_3_6_6_6_1_4_4_1 Nếu nhìn vào hai số này, thì Minh và Thuật có cùng một ông cố nội là ông Trùm Rĩnh có ám số là : NO2_3_6_6_1 và đó là "trực hệ". -. Xét về "bàng hệ", thì ông nội của Minh mang số hiệu 4 là người con thứ tư của ông Trùm Rĩnh so với ông của Thuật là ông Tần (số hiệu 2) nên Minh phải gọi Thuật là anh và theo bàng hệ thì Minh và Thuật cách nhau 3 đời. Nhờ sự xêp đặt ám số như trên nên việc vi tính hoá được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2.- Xếp đặt các chi tộc trùng họ : Một điều khó khăn là có nhiều người trùng họ nhưng lại không có họ-hàng với nhau, nên việc xắp xếp như sau:

Chẳng hạn họ Mai đời ông Ngọc (MA1) chưa được biết có liên hệ với ông Gia họ Mai (MA2) không? hai chữ đầu của ám số là MA vì cùng họ MAI. Trong cuốn gia phả này, đã ghi được 13 chi tộc họ Mai, 8 chi tộc họ Ngô, 1 chi tộc họ Bùi.

Những điều học hỏi được từ gia phả:

Tra cứu thêm về cuốn gia phả này, chúng tôi có một vài thiển ý sau đây:

a.- Gưong nhân đức của các bậc tiền bối: Không ai phủ nhận được các gương nhân đức của các bậc tiên nhân, với bằng chứng hùng hồn của hơn 31 vị tử vì đạo.

b.- Ðặt tên cho con cái qua thời gian: Một điều khó khăn cho chúng tôi khi tra lục họ hàng liên hệ nội ngoại, phần nhiều các tên trong danh sách này trước thế kỷ 20 chỉ được ghi chép tên chính (first name) và với chức vị trong làng chẳng hạn ông trùm X, bà quản Z v.v.. và thiếu tên đệm (midle name), hoặc con gái đi lấy chồng thì gọi tên chồng và mất tên chính (maiden name), vì vậy mà nếu trong làng có hai người trùng tên thì rất khó truy tìm ngành ngoại của người đàn bà. Sau nữa cũng nhờ tên ghi chép trong cuốn gia phả này chúng tôi chia làm 3 giai đoạn:
1.- Thời gian sơ khai: Các tên chỉ được ghi bằng tên chính kèm theo chức vị, cũng nhờ các chức vị mà ta có thể phân biệt được thêm từng ngành từng họ.
2.- Thời kỳ chuyển tiếp: Trong thời gian này các tên họ và tên đệm đã được ghi nhớ, có những dòng họ như "Mai viết X", "Ngô viết Y" được đặt cho người đàn ông, còn đàn bà thì luôn luôn có chữ "thị" là tên đệm, những tên này được tìm thấy trong đầu kỷ nguyên 20.
3.- Thời gian cận đại: Sau năm 1945 tới nay, cha mẹ thường đặt tên cho gái 4 chữ thay vì 3 chữ như xưa như là "Ngô thị Thanh Z" hoặc "Mai thị Hồng-T", còn con trai thì cha mẹ cũng thay tên đệm bằng nhiều tên khác hơn là "văn" như chữ thường dùng.

c.- Sản lượng trung bình mỗi gia đình (Family size): Trong cuốn gia phả này, các gia đình có trung bình từ 6 tới 8 người con. Gia đình nhiều con nhất là 13 người. Thế hệ sau này (Kể từ 1960 về sau) chỉ ghi nhận từ 3 tới 5 con là nhiều.

Những bài học cho con cháu:

Ngoài việc liệt kê các chi tộc như các cuốn gia phả hiện nay, chúng tôi cố gắng thu g óp một số hình ảnh sẵn có, và kèm thêm vài bài thánh ca bất hủ như là những lời nguyện cầu mẹ Maria đoái thương các con dân VN phải xa xứ , ngoài ra một số bài viết có liên quan đến địa phận Bùi Chu mà Trung Thành là một trong những giáo xứ của địa phận. Bài có giá trị của Linh Mục Trần Ðức Huynh viết về lịch sử địa phận Bùi Chu .Người dân Việt nói chung đã hãnh diện có Linh Mục Lương Kim-Ðịnh là một trong những học giả của Việt Nam mà ngài xuất xứ từ Trung Thành, Các bài viết của linh mục Kim Ðịnh được lưu hành trên "VietCatholic.net" cũng được chứa trong CD này, nhưng muốn đọc những bài viết này, trước tiên phải đổi sang dạng chữ "VNI".Bài viết của ông Nguyễn Kim tại Canada đã đăng trên "soc.culture.vietnamese" newsgroup viết về "cấm đạo của các vua nhà Nguyễn " đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát và hình dung được sự khó khăn giữ đạo của tổ tông chúng ta.

Cụ Bùi Ngọc Riềm có viết bài về lược sử xứ Trung Thành qua bài việt cuả cụ Riềm cho chúng ta biết thêm về các biến đổi theo thời gian của Trung thành, và danh tánh các vị tử đạo đây là hai bài có gía trị khảo cổ cho làng Trung Thành và đã ghi tên tuổi đầy đủ của 32 vị, cùng với tài liệu này chúng ta có thể vận động với toà thánh xin phong chân phước cho các vị tử đạo, nhờ bài viết này, chúng ta có thể phỏng đoán được thời gian sinh sống của các ông cố tổ các dòng họ, lấy ví dụ vị tử đạo thứ 13 là ông Châu (họ Ngô), ghi chú là chịu phúc tử đạo năm 62 tuổi, như vậy ông Châu sinh năm 1800, ông Châu lại là con cả của ông Ðiện, và nếu theo phong tục "nữ thập tam, nam thập lục" thì ông Ðiện sanh trong khoảng năm 1770-1782. Ông Ðiện là con thứ sáu của ông tổng Thanh là đời thứ hai của họ Ngô, như vậy có thể phỏng đoán ông tổ họ Ngô hiện diện tại làng Trung Thành có từ thế kỷ thứ 17.
Một điều đáng chú ý là trong thời gian cấm đạo(1862), nếu ước tính dân số làng Trung thành có khoảng trên dưới 500 người thì tỉ số tử đạo là 6 tới 10%. Con số này quả đáng cao. Căn cứ vào các chi tiết mà cụ Riềm cung cấp, chúng ta có thể thu thập được nhiều dữ kiện về các ông tổ chúng ta.

Kết luận:

Cuốn gia phả điện toán này được phát hành đầu năm 2000 để đánh dấu một niên thiên kỷ mới và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại một hình thức mới về GIA PHẢ được phát hành. Chúng ta không quên cầu nguyện các linh hồn tiên tộc, và đặc biệt cho cụ Cố Trúc đã dành rất nhiều tiền bạc cũng như công lao để làm nền tảng cho cuốn gia phả này. "GIA PHẢ ÐIỆN TOÁN " hoàn thành lời hứa ước với bác cố Trúc và cũng nhờ cố Trúc, chúng ta ghi nhớ được các người thân qua đời cùng với tên thánh để thêm lời cầu nguyện.

Ðặc biệt cảm ơn nhà tôi và các con đã phải hy sinh nhiều để cho tôi làm công việc này. Ngoài ra, cũng không quên nhắc tới các anh anh Ban , anh Thuận , các em Vinh, Hiển đã khuyến khích. Thêm nữa, nhắc tới anh em ông Vũ Mạnh Hùng , ông Vũ Ngọc Hải (con ông bà Lý San là cháu bà Bá Vũ họ Ngô)và ông bà Phạm văn Tải (Bà Tải là con gái ông bà Trùm Thông cháu bà Bá Vũ) đã góp ý kiến cũng như đóng góp bài viết cho cuốn gia phả này. Cũng không quên nhắc tới đứa con trai đầu lòngÕ là Ngô Ngọc-Minh cháu đã kiên nhẫn làm công việc sao(duplicate) các bản CD ROM này.

Tuy rằng có nhiều thiếu sót, hoặc chưa được cập nhật hoá vì "ngàn trùng xa cách" quê nhà, mong tất cả họ hàng miễn thứ và vui lòng cung cấp thêm các tên tuổi cũng như hình ảnh. Vì thời giờ chuẩn bị cho cuốn gia phả này rất hạn hẹp, nên chưa có bản dịch sang Anh ngữ các bài viết trong này, đó là một trong những diểm chính sẽ được thêm vào trong lần xuất bản kỳ tới và hy vọng sẽ đầy đủ, phong phú hơn. Ngoài ra, nhu-liệu này có thể dùng chung cho các hệ tộc các làng khác, hiện nay chúng tôi đang cố gắng sưu tập thêm các con cháu nguyên tổ từ làng Trung Thành nội cũng như ngoại, khi kết hôn với các ngành khác thuộc các làng như Thức Hóa, Du Hiếu, Quất Lâm v.v... Cuối cùng, điều mong ước là có dịp trở lại miền Bắc thu thập thêm các tài liệu, hình ảnh cũ của thân nhân còn giữ để làm tăng thêm phần giá trị cho cuốn gia phả này.

Viết tại Portland, Oregon USA
April 22nd 1999

Thân nhân muốn bổ túc thêm, xin liên lạc qua địa chỉ sau đây:

Ngô Ngọc Nguyện
14382 NW Evergreen St.
Portland, OR 97229
hoặc Email nguyenngo3@gmail.com 

Chú thích:
1.- Vũ Ngọc-Hải :Tham Khảo về việc làm cuốn Gia Phả - Portland 2016.

2.- Trong bài viết này chúng tôi cố gắng tránh dùng các danh từ khoa-học bằng tiếng ngoại quốc vì gặp sự khó khăn hiện nay là tiếng Việt chưa được đầy đủ, trên báo chí tiếng Việt hằng ngày, nhiều chữ khoa học mới được dịch ra tiếng Việt nghe không được "xuôi tai" lắm, vì vậy chúng tôi xin tạm dùng chữ nguyên gốc của nó. Chẳng hạn như chữ "Internet", "Web browser" v.v...

3.- VNI là tổ hợp của một số kỹ sư Việt Nam tại California sản xuất các nhu liệu viết và đọc tiếng Việt bằng máy Vi tính và các nhu liệu của họ đã được "cầu-chứng tại toà" (Copyright protected) vì vậy chúng tôi không được phép sao chép (duplicate) lại trong CD này.

4.- Ðể tránh tình trạng bản quyền của VNI, một số kỹ sư VN tại Mỹ đã cùng nhau ấn định ký hiệu riêng (VIRQ và VISCII ) để viết và đọc tiếng Việt và cho lưu hành và sao chép tự do không cần phải xin phép.

5. Các chữ viết tắt: Tôn trọng nguyên gốc của ông cố Trúc, có nhiều chữ viết tắt, đó là thay vì dùng chữ "Ông" hay "bà" thì thay bằng "tên thánh" chẳng hạn

"M." - Maria

"P." - Phê rô (Peter)

"G." - Giu-se (Joself)

"Đ." - Đa Minh ( Dominico)

"Gio." - Gioan (John )






HOME | Contents | Bùi | Lương | Mai | Nguyễn | Ngô | Trịnh
Kỷ niêm năm 2000 - Ngô Ngọc-Nguyện

- Revised Sept 2016 -

IP Address
Unique Hits